Sách:Góc Nhìn Alan Kinh Tế - Alan Phan
Tác giả: Alan PhanThể loại: Kinh tế
Xuất bản: Đang cập nhật
Tổng số trang: 111 Trang
Đọc online: Vui lòng kéo xuống cuối bài viết
DOWNLOAD EBOOK Vui lòng chọn định dạng ebook để download! | ||
MUA SÁCH Vui lòng chọn nơi mua sách! | ||
Giới thiệu sách: Góc Nhìn Alan Kinh Tế - Alan Phan
Về Góc Nhìn Alan Kinh TếNăm nguyên lý cho một nền kinh tế thực “Người dân thường” cũng có đầy những khôn ngoan hiểu biết không kém gì các đại trí giả trong tháp ngà. Họ lại có thêm dũng khí dám làm dám thua, nên ít hoang tưởng về những giả thuyết chỉ đẹp trên giấy tờ. Do đó, các bạn trẻ đừng để các giáo sư khoa bảng hù dọa ở những giả thuyết mù mờ; cũng như đừng để các chính trị gia phù phép với những hoang tưởng bịa đặt.
Sự thật rất đơn giản. Vài chục năm trước, tôi mất khá nhiều thì giờ nghiền ngẫm những bài nghiên cứu phân tích rất công phu của các tiền bối trong giới hàn lâm về kinh tế. Dĩ nhiên, mỗi người một kiểu, mỗi người một góc nhìn, tên tuổi càng cao thì bài viết càng khô khan, phức tạp. Ai cũng cố gắng thể hiện đẳng cấp trong một sân chơi đầy thiên tài và những luật lệ khắt khe.
Sau khi chật vật sống sót trong môi trường đó, tôi từ giã học đường, ra ngoài kinh doanh và nhận thấy các “người dân thường” cũng có đầy những khôn ngoan hiểu biết không kém gì các đại trí giả trong tháp ngà. Họ lại có thêm dũng khí dám làm dám thua, nên ít hoang tưởng về những giả thuyết chỉ đẹp trên giấy tờ. Họ không có những ngôn từ hoa mỹ khó hiểu để “làm dáng trí thức”, do đó, cái mộc mạc của tư duy họ thấm đậm vào tri thức dễ dàng hơn, sống động hơn.
Thêm vào đó, những khôn ngoan này đã được truyền lại từ cha ông và được minh chứng qua bao thời đại lịch sử. Tôi gọi chúng là các nguyên lý bất diệt của một nền kinh tế thực. Dân có giàu, nước mới mạnh Gần đây, trong cuốn sách “Tại sao các quốc gia thất bại?”, hai tác giả Daron Acemoglu và James A. Robinson đưa ra giả thuyết là khi cơ chế của cấu trúc kinh tế dồn quyền lực vào tay một thiểu số nhóm người hay nhóm lợi ích thay vì phân tán cho đại đa số người dân, thì sân chơi không bình đẳng này sẽ không giải phóng hay bảo vệ tiềm năng của mỗi công dân trong việc sáng tạo, đầu tư và phát triển.
Nói nôm na là nếu tiền và quyền cứ tập trung vào tay các “đại ca” thì dân vẫn nghèo, vẫn ngu dốt và kinh tế sẽ không phát triển được. Kinh tế lụn bại thì quốc gia sẽ yếu kém, dễ bị bắt nạt. Quốc gia yếu kém, nghèo khổ thì khó mà tự hào dân tộc để tạo sức bật cho đột phá, đặc thù. Muốn yêu nước hay cứu nước, hãy làm đủ cách để dân giàu lên. Phải có hủy diệt mới có sáng tạo Hai ông Acemoglu và Robinson cũng cho biết phát triển kinh tế bền vững cần sự sáng tạo và sáng tạo phải đi kèm với hủy diệt. Hủy diệt cái cũ đã hư thối mục nát để thay bằng cái mới năng động, hiện đại.
Trong thiên nhiên, cây già phải chết đi thì mới có chỗ cho những mầm xanh nẩy lộc; hoa trái mới sung mãn, tươi tốt. Tóm lại, nhà nước không chấp nhận hủy diệt thì sẽ mở hầu bao dài dài để “cứu” các nhóm lợi ích và tạo nên những doanh nghiệp zombie (xác chết biết đi) khắp nơi. Những zombie không thể sáng tạo hay cạnh tranh trên sân chơi tự do.
Kinh tế sẽ phải khép kín và thực tế đã cho thấy những hệ quả gì khi bế quan tỏa cảng. Giá thị trường luôn chiến thắng Một kinh tế gia khác, cô Alice Amsden, nghiên cứu về hiện tượng “định giá sai” (getting the wrong price) của các nền kinh tế gặp khủng hoảng như Hàn Quốc, Nhật Bản vào các thập niên trước. Cô nhận xét các chính phủ này thường hỗ trợ và ban phát ân huệ cho các lĩnh vực ngành nghề mà họ nghĩ là cần thiết. Điều này làm giá cả méo mó, chẳng hạn như giá bất động sản, giá điện nước xăng dầu, tỷ giá cạnh tranh xuất khẩu… Ngân hàng thì đổ tiền của dân theo chính sách của chính phủ thay vì nhu cầu thị trường.
Vì sự lệch lạc này, tiền công và tư đổ vào những nơi mà giá tài sản có lợi nhất cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, giá không thể cứ “sai” hoài, và khi giá quay về với định luật cung cầu của thị trường, các đầu tư sai lầm này sẽ gây nợ xấu cho ngân hàng, phá vỡ bong bóng tài sản và đẩy cho các doanh nghiệp, lớn và nhỏ rơi vào tình trạng thua lỗ. Trên thế giới, vì mị dân và cũng vì quyền lợi của phe ta, các chính phủ thường áp dụng chính sách kiểm soát giá cả, kể cả tỷ giá và lãi suất. Điều này tạo hiệu quả một thời gian, nhưng giá sẽ luôn điều chỉnh lại theo thị trường thế giới vì không một nền kinh tế nào có thể tồn tại lâu dài trong cô lập.
Giấy tờ hay lời nói không thể sản xuất ra giá trị Có thể có một giáo sư đại học nào đó đã nghiên cứu về hiện tượng này. Nhưng tôi hơi lười tìm kiếm trên google, nên nghe theo lời bình luận của ông thợ hớt tóc già trong xóm Malibu (California) của tôi vậy. Tích lũy 40 năm kinh nghiệm qua những chuyến du lịch khắp 26 nước (các tấm ảnh treo đầy trên tường của tiệm), ông nhận xét rằng xứ nào càng trưng nhiều khẩu hiệu, biểu ngữ… của chính phủ đầy đường phố thì xứ đó càng nghèo.
Các quan chức rất ngây thơ khi nghĩ rằng chỉ cần đặt ra một vài câu nói khéo léo để thúc đầy sản xuất, làm sạch hè phố hay không lừa bịp du khách là dân sẽ răm rắp thi hành. Chỉ một vài biện pháp hành chính là nền kinh tế quay đầu, tự tái cấu trúc và thế giới sẽ yên đẹp như mong ước. Đôi khi, tôi yêu cái ngây thơ hoang tưởng này như nhìn một đứa bé vừa lớn, tập tễnh học đi theo quán tính rồi ngã khóc, bắt đền cha mẹ.
Ở một mặt khác, chính phủ nào cũng có những luật chơi và chính sách chế tài để ngăn chặn người dân đầu cơ tích trữ hay thao túng thị trường. Chẳng hạn, sở chứng khoán nào cũng phạt nặng các hình thức lạm dụng như thông tin nội gián, thổi phồng hay bóp méo sự việc có lợi cho cổ phiếu phe mình. Trong khi đó, chính phủ không ngần ngại đầu cơ tích trữ hay dùng bộ máy tuyên truyền của mình để lái giá cả theo chiều hướng quy định trong cái gọi là “quốc sách” như chỉ số lạm phát hay tăng trưởng GDP.
Các chính phủ hết sức nhạy cảm khi giá bất động sản hay chứng khoán giảm sâu, vì đây là nguồn thu thuế chủ yếu và là nguồn thu nhập chính của quan chức, chẳng hạn như ở Trung Quốc. Nếu cần, có những chính phủ sẽ làm y như các đội lái tàu, mà theo luật, việc làm này là phạm tội. Cha chung không ai khóc Một tay lừa đảo khá nổi danh vào thập niên 1960 của Mỹ tên là Bernie Cornfeld. Anh ta lập một công ty gọi là OPM International. Sau khi vào tù, anh tiết lộ OPM là chữ viết tắt của Other People’s Money (tiền người khác).
Hiện tượng xài hay đầu tư tiền người khác thoải mái vẫn rất thông dụng trong các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp nhà nước, ngay cả các công ty đa quốc gia. Có lần tôi bật cười khi một ngài thượng nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ ngây thơ hỏi một anh nhân viên kinh doanh mới 27 tuổi sao anh chấp nhận quá nhiều rủi ro khi đánh cược cả tỷ đô la về các chứng chỉ bảo lãnh nợ (CDO) của bất động sản? Anh ta trả lời: “Khi tôi thắng, tôi sẽ được nhiều tiền thưởng.
Nếu tôi thua, thì đây là OPM.” Tôi có thuê một ông CEO cách đây 15 năm. Kỹ năng quản lý của vị CEO này làm tôi thán phục nhất là ông chuyên ăn nhậu đãi khách ở những nhà hàng nổi tiếng và đắt nhất tại bất kỳ thành phố nào: Tokyo, New York, Hồng Kông hay London. Chi phí tiếp khách của ông nhiều gấp ba lần lương lậu của ông ta. Khi phải ăn nhậu bằng tiền của cá nhân thì ông chỉ chọn McDonald. Các mạng truyền thông đã tốn bao nhiêu thì giờ, giấy mực cho những phân tích tại sao các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả hay ngân sách luôn luôn bội chi. Bà giúp việc nhà tôi cũng biết rất rõ câu trả lời: “OPM muôn năm”.
Nói tóm lại, tôi cho rằng chỉ học thuộc lòng năm nguyên lý trên, tư tưởng với kiến thức căn bản của một sinh viên đại học về vận hành kinh tế của một quốc gia hay một doanh nghiệp hay một cá nhân, là đủ để ta giải thích mọi hiện tượng dù nghịch lý và khó hiểu đến đâu. Các bạn trẻ đừng để các giáo sư khoa bảng hù dọa với những giả thuyết mù mờ, cũng như đừng để các chính trị gia phù phép với những hoang tưởng bịa đặt. Sự thật rất đơn giản.
Sự thật rất đơn giản. Vài chục năm trước, tôi mất khá nhiều thì giờ nghiền ngẫm những bài nghiên cứu phân tích rất công phu của các tiền bối trong giới hàn lâm về kinh tế. Dĩ nhiên, mỗi người một kiểu, mỗi người một góc nhìn, tên tuổi càng cao thì bài viết càng khô khan, phức tạp. Ai cũng cố gắng thể hiện đẳng cấp trong một sân chơi đầy thiên tài và những luật lệ khắt khe.
Sau khi chật vật sống sót trong môi trường đó, tôi từ giã học đường, ra ngoài kinh doanh và nhận thấy các “người dân thường” cũng có đầy những khôn ngoan hiểu biết không kém gì các đại trí giả trong tháp ngà. Họ lại có thêm dũng khí dám làm dám thua, nên ít hoang tưởng về những giả thuyết chỉ đẹp trên giấy tờ. Họ không có những ngôn từ hoa mỹ khó hiểu để “làm dáng trí thức”, do đó, cái mộc mạc của tư duy họ thấm đậm vào tri thức dễ dàng hơn, sống động hơn.
Thêm vào đó, những khôn ngoan này đã được truyền lại từ cha ông và được minh chứng qua bao thời đại lịch sử. Tôi gọi chúng là các nguyên lý bất diệt của một nền kinh tế thực. Dân có giàu, nước mới mạnh Gần đây, trong cuốn sách “Tại sao các quốc gia thất bại?”, hai tác giả Daron Acemoglu và James A. Robinson đưa ra giả thuyết là khi cơ chế của cấu trúc kinh tế dồn quyền lực vào tay một thiểu số nhóm người hay nhóm lợi ích thay vì phân tán cho đại đa số người dân, thì sân chơi không bình đẳng này sẽ không giải phóng hay bảo vệ tiềm năng của mỗi công dân trong việc sáng tạo, đầu tư và phát triển.
Nói nôm na là nếu tiền và quyền cứ tập trung vào tay các “đại ca” thì dân vẫn nghèo, vẫn ngu dốt và kinh tế sẽ không phát triển được. Kinh tế lụn bại thì quốc gia sẽ yếu kém, dễ bị bắt nạt. Quốc gia yếu kém, nghèo khổ thì khó mà tự hào dân tộc để tạo sức bật cho đột phá, đặc thù. Muốn yêu nước hay cứu nước, hãy làm đủ cách để dân giàu lên. Phải có hủy diệt mới có sáng tạo Hai ông Acemoglu và Robinson cũng cho biết phát triển kinh tế bền vững cần sự sáng tạo và sáng tạo phải đi kèm với hủy diệt. Hủy diệt cái cũ đã hư thối mục nát để thay bằng cái mới năng động, hiện đại.
Trong thiên nhiên, cây già phải chết đi thì mới có chỗ cho những mầm xanh nẩy lộc; hoa trái mới sung mãn, tươi tốt. Tóm lại, nhà nước không chấp nhận hủy diệt thì sẽ mở hầu bao dài dài để “cứu” các nhóm lợi ích và tạo nên những doanh nghiệp zombie (xác chết biết đi) khắp nơi. Những zombie không thể sáng tạo hay cạnh tranh trên sân chơi tự do.
Kinh tế sẽ phải khép kín và thực tế đã cho thấy những hệ quả gì khi bế quan tỏa cảng. Giá thị trường luôn chiến thắng Một kinh tế gia khác, cô Alice Amsden, nghiên cứu về hiện tượng “định giá sai” (getting the wrong price) của các nền kinh tế gặp khủng hoảng như Hàn Quốc, Nhật Bản vào các thập niên trước. Cô nhận xét các chính phủ này thường hỗ trợ và ban phát ân huệ cho các lĩnh vực ngành nghề mà họ nghĩ là cần thiết. Điều này làm giá cả méo mó, chẳng hạn như giá bất động sản, giá điện nước xăng dầu, tỷ giá cạnh tranh xuất khẩu… Ngân hàng thì đổ tiền của dân theo chính sách của chính phủ thay vì nhu cầu thị trường.
Vì sự lệch lạc này, tiền công và tư đổ vào những nơi mà giá tài sản có lợi nhất cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, giá không thể cứ “sai” hoài, và khi giá quay về với định luật cung cầu của thị trường, các đầu tư sai lầm này sẽ gây nợ xấu cho ngân hàng, phá vỡ bong bóng tài sản và đẩy cho các doanh nghiệp, lớn và nhỏ rơi vào tình trạng thua lỗ. Trên thế giới, vì mị dân và cũng vì quyền lợi của phe ta, các chính phủ thường áp dụng chính sách kiểm soát giá cả, kể cả tỷ giá và lãi suất. Điều này tạo hiệu quả một thời gian, nhưng giá sẽ luôn điều chỉnh lại theo thị trường thế giới vì không một nền kinh tế nào có thể tồn tại lâu dài trong cô lập.
Giấy tờ hay lời nói không thể sản xuất ra giá trị Có thể có một giáo sư đại học nào đó đã nghiên cứu về hiện tượng này. Nhưng tôi hơi lười tìm kiếm trên google, nên nghe theo lời bình luận của ông thợ hớt tóc già trong xóm Malibu (California) của tôi vậy. Tích lũy 40 năm kinh nghiệm qua những chuyến du lịch khắp 26 nước (các tấm ảnh treo đầy trên tường của tiệm), ông nhận xét rằng xứ nào càng trưng nhiều khẩu hiệu, biểu ngữ… của chính phủ đầy đường phố thì xứ đó càng nghèo.
Các quan chức rất ngây thơ khi nghĩ rằng chỉ cần đặt ra một vài câu nói khéo léo để thúc đầy sản xuất, làm sạch hè phố hay không lừa bịp du khách là dân sẽ răm rắp thi hành. Chỉ một vài biện pháp hành chính là nền kinh tế quay đầu, tự tái cấu trúc và thế giới sẽ yên đẹp như mong ước. Đôi khi, tôi yêu cái ngây thơ hoang tưởng này như nhìn một đứa bé vừa lớn, tập tễnh học đi theo quán tính rồi ngã khóc, bắt đền cha mẹ.
Ở một mặt khác, chính phủ nào cũng có những luật chơi và chính sách chế tài để ngăn chặn người dân đầu cơ tích trữ hay thao túng thị trường. Chẳng hạn, sở chứng khoán nào cũng phạt nặng các hình thức lạm dụng như thông tin nội gián, thổi phồng hay bóp méo sự việc có lợi cho cổ phiếu phe mình. Trong khi đó, chính phủ không ngần ngại đầu cơ tích trữ hay dùng bộ máy tuyên truyền của mình để lái giá cả theo chiều hướng quy định trong cái gọi là “quốc sách” như chỉ số lạm phát hay tăng trưởng GDP.
Các chính phủ hết sức nhạy cảm khi giá bất động sản hay chứng khoán giảm sâu, vì đây là nguồn thu thuế chủ yếu và là nguồn thu nhập chính của quan chức, chẳng hạn như ở Trung Quốc. Nếu cần, có những chính phủ sẽ làm y như các đội lái tàu, mà theo luật, việc làm này là phạm tội. Cha chung không ai khóc Một tay lừa đảo khá nổi danh vào thập niên 1960 của Mỹ tên là Bernie Cornfeld. Anh ta lập một công ty gọi là OPM International. Sau khi vào tù, anh tiết lộ OPM là chữ viết tắt của Other People’s Money (tiền người khác).
Hiện tượng xài hay đầu tư tiền người khác thoải mái vẫn rất thông dụng trong các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp nhà nước, ngay cả các công ty đa quốc gia. Có lần tôi bật cười khi một ngài thượng nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ ngây thơ hỏi một anh nhân viên kinh doanh mới 27 tuổi sao anh chấp nhận quá nhiều rủi ro khi đánh cược cả tỷ đô la về các chứng chỉ bảo lãnh nợ (CDO) của bất động sản? Anh ta trả lời: “Khi tôi thắng, tôi sẽ được nhiều tiền thưởng.
Nếu tôi thua, thì đây là OPM.” Tôi có thuê một ông CEO cách đây 15 năm. Kỹ năng quản lý của vị CEO này làm tôi thán phục nhất là ông chuyên ăn nhậu đãi khách ở những nhà hàng nổi tiếng và đắt nhất tại bất kỳ thành phố nào: Tokyo, New York, Hồng Kông hay London. Chi phí tiếp khách của ông nhiều gấp ba lần lương lậu của ông ta. Khi phải ăn nhậu bằng tiền của cá nhân thì ông chỉ chọn McDonald. Các mạng truyền thông đã tốn bao nhiêu thì giờ, giấy mực cho những phân tích tại sao các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả hay ngân sách luôn luôn bội chi. Bà giúp việc nhà tôi cũng biết rất rõ câu trả lời: “OPM muôn năm”.
Nói tóm lại, tôi cho rằng chỉ học thuộc lòng năm nguyên lý trên, tư tưởng với kiến thức căn bản của một sinh viên đại học về vận hành kinh tế của một quốc gia hay một doanh nghiệp hay một cá nhân, là đủ để ta giải thích mọi hiện tượng dù nghịch lý và khó hiểu đến đâu. Các bạn trẻ đừng để các giáo sư khoa bảng hù dọa với những giả thuyết mù mờ, cũng như đừng để các chính trị gia phù phép với những hoang tưởng bịa đặt. Sự thật rất đơn giản.